Thuốc điều trị cường giáp giúp ngăn chặn khả năng sản xuất hormone tuyến giáp khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Tuy nhiên, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt hoặc đau họng trong khi dùng các loại thuốc cường giáp.
1. Bệnh cường giáp là gì?
Khi một bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu có kết quả lượng thyroxin trong máu cao và lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) thấp hoặc không tồn tại cho thấy tuyến giáp của người đó đang hoạt động quá mức. Trong đó, chỉ số hormone kích thích tuyến giáp trong máu rất quan trọng vì đó là hormone báo hiệu tuyến giáp của bệnh nhân sản xuất nhiều thyroxine hơn, trở thành dấu hiệu của bệnh cường giáp.
Bác sĩ sẽ kiểm tra và cố gắng phát hiện ngón tay của bệnh nhân có tình trạng run nhẹ khi chúng duỗi ra, phản xạ hoặc hoạt động quá mức, thay đổi mắt và da ẩm, ấm hay không. Đồng thời tiến hành kiểm tra tuyến giáp của bệnh nhân xem khi nuốt có mở rộng, mấp mô hay mềm không và kiểm tra tình trạng mạch của bệnh nhân nhanh, chậm hoặc không đều.
Khi tổng hợp các kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân có bị mắc bệnh cường giáp hay không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xét nghiệm máu tuyến giáp có thể cho kết quả sai khi người bệnh đang sử dụng biotin- một loại vitamin B bổ sung, cũng có thể được tìm thấy trong vitamin tổng hợp. Vậy nên, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ biết bệnh nhân đang sử dụng thuốc biotin hoặc vitamin tổng hợp với biotin để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Nếu bệnh nhân có sử dụng biotin, hãy ngừng dùng biotin ít nhất 12 giờ trước khi lấy máu.
Khi bệnh nhân được chẩn đoán cường giáp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân mắc bệnh như: Xét nghiệm hấp thu radioiodine, quét tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp.
2. Một số loại thuốc điều trị cường giáp
Có nhiều cách khác nhau để điều trị tuyến giáp hoạt động quá mức hay còn gọi là cường giáp. Trước khi lựa chọn sử dụng loại thuốc phù hợp với bản thân thì bệnh nhân nên xin tư vấn của bác sĩ, bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân gây bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng để đưa ra loại thuốc phù hợp.
Methimazole và propylthiouracil là các loại thuốc điều trị cường giáp giúp kiểm soát các triệu chứng và có thể mang lại lợi ích lâu dài. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường sẽ làm giảm các triệu chứng của bạn trong vòng 3 tháng, mặc dù bạn có thể sẽ phải sử dụng thuốc này đến 18 tháng để giúp giảm nguy cơ tái phát. Điều quan trọng methimazole có tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn, vì vậy nó được kê đơn thường xuyên hơn.
Dưới đây mà một số loại thuốc điều trị cường giáp phổ biến.
2.1 Thuốc i-ốt phóng xạ
Đây là loại thuốc được sử dụng bằng đường uống để giúp thu nhỏ tuyến giáp của bệnh nhân. Thuốc có hiệu quả sau 3 đến 6 tháng sử dụng. Các bác sĩ đã kê đơn sử dụng thuốc phóng xạ i-ốt để điều trị bệnh cường giáp trong hơn 60 năm qua, đây là loại thuốc được coi là an toàn và được sử dụng để điều trị hơn 70% người lớn bị cường giáp. Liều lượng bức xạ được sử dụng trong quá trình điều trị iốt phóng xạ là rất thấp, nhưng có một số biện pháp phòng ngừa cần phải thực hiện sau khi điều trị:
- Tránh tiếp xúc gần gũi kéo dài với trẻ em và phụ nữ mang thai trong một vài ngày hoặc vài tuần
- Phụ nữ nên tránh mang thai ít nhất 6 tháng
- Đàn ông không nên làm cha một đứa trẻ trong ít nhất 4 tháng
Điều trị iốt phóng xạ không thích hợp cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Nó cũng không thích hợp nếu tuyến giáp hoạt động quá mức của bạn đang gây ra các vấn đề nghiêm trọng về mắt.
Tuy nhiên, do tác dụng chính của thuốc là làm nhỏ tuyến giáp, làm cho tuyến giáp của bệnh nhân hoạt động chậm lại khiến bệnh nhân dễ có nguy cơ bị suy giáp. Khi điều này xảy ra, tuyến giáp của bệnh nhân trở nên kém hoạt động, lúc này bệnh nhân cần dùng thuốc giúp thay thế hormone tuyến giáp hằng ngày.
2.2 Thuốc chống tuyến giáp
Trong một số trường hợp, khi tuyến giáp hoạt được quá mức được điều trị bằng các loại thuốc ngăn chặn khả năng sản xuất hormone tuyến giáp như methimazole và propylthiouracil trong đó thuốc methimazole có ít tác dụng phụ nghiêm trọng nên được các bác sĩ sử dụng trong đơn thuốc nhiều hơn, thường xuyên hơn. Những loại thuốc này giúp kiểm soát, làm giảm các triệu chứng của bệnh trong vòng 3 tháng và mang lại lợi ích lâu dài. Mặc dù vậy nhưng bệnh nhân nên sử dụng thuốc cho đến 18 tháng để giảm nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 3% bệnh nhân sử dụng thuốc chống tuyến giáp xuất hiện các phản ứng của dị ứng như phát ban và nổi mề đay. Trong một số trường hợp nặng hơn, những loại thuốc này có thể gây ra một tình trạng gọi là mất bạch cầu hạt, làm giảm số lượng tế bào bạch cầu của bệnh nhân. Khi trường hợp này xảy ra, bệnh nhân có tỷ lệ mắc một loại nhiễm trùng nào đó tăng lên so với ở người bình thường. Bên cạnh đó, gan của bệnh nhân cũng có khả năng có nguy cơ tổn thương. Nếu bệnh nhân phát hiện các triệu chứng như sốt, đau họng trong khi sử dụng các loại thuốc này thì nên khám bác sĩ ngay lập tức.
2.3 Thuốc chẹn beta
Những loại thuốc này không có tác dụng thay đổi lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể của bệnh nhân nhưng nó có thể giúp bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng cường giáp bằng cách ngừng sản sinh kích thích tố dư thừa ở tuyến giáp. Thông thường, thuốc beta-blocker được sử dụng để điều trị huyết áp cao hoặc giúp làm chậm nhịp tim. Một khi mức độ hormone tuyến giáp của bệnh nhân đã được kiểm soát thì bệnh nhân có thể giảm liều lượng sau đó dừng lại. Nhưng một số người vẫn cần tiếp tục uống thuốc trong vòng vài năm hoặc trong suốt cuộc sống.
Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này trong vài tháng đầu tiên thì bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, nhiệt độ cơ thể cao, đau khớp, gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa (đau bung, hương vị thay đổi), ngứa phát ban,… nhưng ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân vẫn có thể sử dụng thuốc
Một tác dụng phụ ít phổ biến hơn nhưng nghiêm trọng hơn vẫn là sự giảm đột ngột về số lượng tế bào bạch cầu hạt của bệnh nhân có thể dẫn tới nhiễm trùng. Khi bệnh nhân có những triệu chứng của mất bạch cầu hạt như nhiệt độ cao, đau họng, ho dai dẳng thì nên sắp xếp cho một xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng của bệnh nhân
2.4 Phẫu thuật
Phẫu thuật thường không được khuyến cáo khi bệnh nhân mắc cường giáp, nhưng ở những bệnh nhân sử dụng thuốc chống tuyến giáp hoặc điều trị bằng i-ốt phóng xạ mà không thể đáp ứng lại được tình trạng bệnh thì bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên cắt bỏ tuyến giáp. Bệnh nhân có những triệu chứng như:
- Tuyến giáp của bạn bị sưng nặng
- Có vấn đề nghiêm trọng về mắt gây ra bởi một tuyến giáp hoạt động quá mức
- Không thể có các phương pháp điều trị khác, ít xâm lấn hơn triệu chứng của quý vị trở lại sau khi thử các phương pháp điều trị khác
Phẫu thuật đồng nghĩa với việc tuyến giáp của bệnh nhân sẽ được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Tuy nhiên, phẫu thuật luôn đi kèm với những rủi ro như làm hỏng dây thanh âm và tuyến cận giáp của bệnh nhân (nó nằm ở phía sau tuyến giáp). Những tuyến này giúp kiểm soát lượng canxi trong máu của bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật, khi bệnh nhân tham gia các hoạt động thì cần phải sử dụng thuốc để cung cấp cho cơ thể số lượng hormone mà tuyến giáp tiết ra. Nếu tuyến cận giáp của bệnh nhân cũng được loại bỏ thì cần phải bổ sung một loại thuốc khác nhằm giữ cho mức độ canxi trong máu của bệnh nhân được ổn định.
Giống như tất cả những loại thuốc điều trị khác, thuốc điều trị cường giáp cũng mang lại cho bệnh nhân những ưu điểm và hạn chế riêng. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng điều trị rất tốt cho bệnh nhân nhưng vẫn còn tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, nếu những tác dụng phụ này không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe của người bệnh thì họ vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Để tránh tình trạng tái phát cường giáp, bệnh nhân nên kiên trì sử dụng thuốc đều đặn và kéo dài khoảng 18 tháng, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.