Skip to main content

Bệnh u tuyến giáp có nguy hiểm không?

Nếu không may mắc u tuyến giáp, sức khoẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và bệnh này có nguy hiểm hay không? Những băn khoăn phổ biến này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc theo dõi.

Kiến thức chung về u tuyến giáp

Tuyến giáp là một phần của hệ nội tiết, nắm vai trò quan trọng trong việc sản xuất, lưu trữ và điều tiết hormone đi khắp cơ thể trao đổi chất, nuôi sống toàn bộ cơ thể. Sự hoạt động của tuyến giáp phụ thuộc nhiều vào lượng i-ốt mà bạn nạp vào qua đường ăn uống hàng ngày. Khi tuyến giáp bị tổn thương hay hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến sức khoẻ bị đi xuống một cách trầm trọng, gây ra nhiều bệnh lý tuyến giáp.

U tuyến giáp là hiện tượng xuất hiện khối mô nhỏ hay tế bào tập trung vùng trước cổ, dưới đáy họng, làm rối loạn chức năng tuyến giáp, mất thẩm mỹ và tác động nhiều tới sinh hoạt thường ngày. U tuyến giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân. 

Nguyên nhân gây ra u tuyến giáp

  1. Rối loạn hệ miễn dịch

Thông thường hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại các vi rút, vi khuẩn từ môi trường gây bệnh, nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân gây hại tới cơ thể sẽ có cơ hội tấn công các bộ phận, đặc biệt trong đó có tuyến giáp.

  1. Thiếu i-ốt

I-ốt đóng vai trò là “nhiên liệu” giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả cũng như góp phần tạo ra hormone T3, T4, giúp tuyến giáp khỏe mạnh. Đồng thời, I-ốt cũng là nguyên liệu để tuyến giáp tổng hợp ra các hormone cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Do đó, một chế độ ăn thiếu iốt sẽ làm đảo lộn hoạt động của tuyến giáp và dần dần tăng nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp.

  1. Nhiễm phóng xạ

Việc phơi nhiễm phóng xạ không chỉ là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư não, ung thư phổi, dị tật bẩm sinh mà còn là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý về tuyến giáp, nhất là u tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Các tế bào khỏe mạnh khi bị tác động của tia xạ sẽ bị biến đổi về cấu trúc gen, trở thành các tế bào dị biệt và sinh ra u bướu, ung thư. 

  1. Thay đổi hormone đột ngột

Tuổi tác và hormone cũng là hai yếu tố khiến nguy cơ mắc u tuyến giáp tăng cao. Đa phần bệnh nhân bị u tuyến giáp là phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50. Tỷ lệ này cao gấp khoảng 2 – 4 lần so với đàn ông. Đặc biệt khi phụ nữ trải qua nhiều lần sinh nở sẽ ảnh hưởng mạnh tới việc sụt giảm hormone trong cơ thể, dễ kích thích hình thành u tuyến giáp.

  1. Di truyền

Theo một số báo cáo Y khoa, có tới 70% bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp đều có liên quan tới bố mẹ hoặc người thân bị mắc căn bệnh này. Tuy chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể nhưng các nhà khoa học đều đồng ý rằng, những người có người thân từng mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không có quan hệ huyết thống nào với người từng bị bệnh. Bởi vậy, những đối tượng này cần đặc biệt theo dõi sức khỏe và thăm khám sàng lọc u và ung thư tuyến giáp để có thể điều trị kịp thời. 

  1. Mắc bệnh hoặc chấn thương vùng não

Việc sản xuất hormone của tuyến giáp được điều khiển bởi tuyến yên (nằm ở đáy não) và vùng dưới đồi trong não. Chính vì vậy, những người mắc bệnh về não hoặc chấn thương não có thể làm cho hai vùng này hoạt động không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Tuyến giáp tiết ít hormone hơn lâu dần bị suy và dễ dẫn đến các bệnh như: suy giáp, bướu cổ, viêm tuyến giáp, u tuyến giáp…

U tuyến giáp có nguy hiểm không?

U tuyến giáp có thể ở dạng đặc hoặc lỏng. Phần lớn các trường hợp mắc u tuyến giáp đều lành tính nhưng có 5% số đó là ác tính. Do cấu trúc cơ thể và cơ chế hormone của nam giới và nữ giới khác nhau nên bệnh này thường rơi vào tỷ lệ nữ giới mắc nhiều hơn so với nam giới. 

Nếu không may mắc u tuyến giáp bạn nên bình tĩnh đi khám, xét nghiệm để nắm rõ tình trạng bệnh của mình và tìm ra phương án điều trị hiệu quả, tích cực nhất.

Bình luận (0)