Skip to main content

Cường giáp gây biến chứng gì tới sức khỏe người bệnh?

Những năm gần đây, tỷ lệ mắc cường giáp ngày càng gia tăng. Cường giáp không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đem lại nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

  1. Tìm hiểu chung về cường giáp

Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến việc sản xuất hormone nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể, dấu hiệu nhận biết dễ nhất của bệnh này là hiện tượng bướu cổ – cổ sưng to, vị trí của tuyến giáp. Khi xuất hiện tình trạng cổ sưng to với một số triệu chứng như:

  • Tim đập nhanh, tính cách thất thường
  • Cân nặng thay đổi bất thường
  • Rối loạn giấc ngủ, ra nhiều mồ hôi
  • Cơ thể mệt mỏi, chịu nóng kém
  • Tiêu chảy, tiêu hoá kém
  1. Biến chứng của cường giáp tới sức khoẻ

Loãng xương: Khi tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ và sản xuất ra quá nhiều hormone sẽ khiến cho sự gắn kết giữa xương với canxi cũng như tế bào hay tổ chức phía trong xương gặp ảnh hưởng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến xương của người bệnh rất giòn và dễ gãy.

Suy tim hoặc rối loạn nhịp tim: Đây là biến chứng rất nguy hiểm nếu phương pháp điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp không đạt hiệu quả mong muốn. Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được kiểm soát tốt.

Gặp các vấn đề về mắt: Lồi mắt là biến chứng dễ gặp nhất. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đỏ mắt, song thị, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hay thậm chí là mất thị lực hoàn toàn,…

Đỏ và sưng da: Biến chứng này thường xuất hiện trong trường hợp bướu cổ ở người bị cường giáp do mắc bệnh Graves. 

Nhiễm độc tuyến giáp: Xảy ra khi lượng hormone mà tuyến giáp sản xuất ra quá lớn. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như mê sảng, sốt cao và nhịp tim nhanh,… Lúc này, cần phải có phương pháp can thiệp kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.  

  1. Một số cách điều trị cường giáp

Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc kháng giáp có tác dụng ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone.

Sử dụng i-ốt phóng xạ: Phương pháp này giúp thu nhỏ bướu cổ lại, đồng thời điều hoà tình trạng hoạt động của tuyến giáp trở lại bình thường. Tuy nhiên không áp dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Phẫu thuật: Khi tình trạng cường giáp quá to hoặc điều trị không hiệu quả bởi các phương pháp khác, người bệnh buộc phải phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp để không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên phương pháp này không tránh khỏi biến chứng như hạ canxi máu, khàn tiếng hay nhiễm trùng. 

Sử dụng thảo dược: trong Y học cổ truyền có nhiều loại cây có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp như khúc khắc trắng, cải trời, dây trâu cổ, lạc tiên, ké đầu ngựa… Người bệnh có thể tìm đến các bài thuốc dân gian để điều trị một cách an toàn mà vẫn hiệu quả. 

Để tránh biến chứng nguy hiểm từ suy giáp, người bệnh cần nắm rõ tình trạng bệnh của mình để tìm ra phương pháp điều trị triệt để, hiệu quả nhất. Chúc bạn nhiều sức khoẻ và bình an.

Bình luận (0)