Trong quá trình mang thai, người phụ nữ có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề về sức khoẻ hơn so với bình thường, đặc biệt là khả năng mắc cường giáp là tương đối cao. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng mọi người về vấn đề này.
Cường giáp khi mang thai là như thế nào?
Đây được coi là một hội chứng rối loạn hệ miễn dịch ở người, đặc biệt với phụ nữ khi có thay đổi lớn trong cơ thể là quá trình mang thai. Cường giáp sẽ diễn ra khi nồng độ hormone trong máu tăng cao bất ngờ dẫn đến nhiều quá trình chuyển hoá trong người mẹ cũng bị xáo trộn.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mắc cường giáp khi mang thai
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cường giáp trong quá trình mang thai ở phụ nữ:
- Nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân phổ biến nhất chính là Basedow. Theo thống kê từ chuyên gia, cứ 1500 sản phụ thì sẽ có 1 người mắc chứng cường giáp và trong đó có tới 80-85% trường hợp có nguyên nhân gây bệnh là Basedow. Dành cho những bạn chưa biết thì Basedow cũng là một hình thức bệnh nội tiết tương tự như cường giáp và bệnh này hiện chưa có nguyên nhân chính xác. Các triệu chứng của bệnh gồm có: Nóng, vã mồ hôi, cáu gắt,… Tuy nhiên, việc phát hiện ra Basedow trong giai đoạn thai kỳ sẽ khó khăn hơn vì các triệu chứng khá tương đồng với nghén. Chứng bệnh này có thể được hội chẩn thông qua các xét nghiệm như: TSH, FT4, TRAb,…
- Việc hooc môn HCG được sản xuất trong thời gian thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cường giáp khi mang thai. Bởi lẽ, loại hooc môn này sẽ khiến tuyến giáp trong cơ thể bị kích thích nhẹ dẫn đến một vài triệu chứng của bệnh cường giáp.
- Bên cạnh đó, chứng nôn nghén nặng khi mang thai cũng sẽ khiến sản phụ bị các triệu chứng cường giáp nhẹ. Thế nhưng, những triệu chứng này sẽ biết mất dần sau một khoản thời gian nhất định.
Ngoài ra việc mắc cường giáp còn do tiền sử di truyền từ gia đình, ảnh hưởng từ thuốc, nhiễm trùng vùng tuyến giáp, nồng độ i-ốt quá cao…
Triệu chứng của cường giáp với phụ nữ khi mang thai
- Nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh
- Vã mồ hôi, sợ nóng
- Mắt bị lồi hoặc xuất hiện u ở cổ
- Sụt cân
- Thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, lờ đờ, hồi hộp
- Mất ngủ kéo dài
- Tứ chi run rẩy, mắt bị mờ
- Huyết áp tăng cao, đau đầu, nhức mỏi, buồn nôn
Phụ nữ mang thai mắc cường giáp có nguy hiểm không?
Khi bị cường giáp, nồng độ hormone Thyroxin trong máu của người mẹ sẽ tăng lên rất cao và loại hooc môn này sẽ đi vào cơ thể thai nhi với nồng độ cũng cao tương tự. Điều này dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như: Nhịp tim thai nhi bị tăng; thai nhỏ hơn so với tuần tuổi thật sự; thai nhi bị dị tật; trẻ bị sinh non, sảy thai; thai chết lưu trong bụng mẹ… Vẫn có phương pháp điều trị hiệu quả cho vấn đề này bởi vậy các sản phụ không cần quá lo lắng nếu không may mắc cường giáp.
Phụ nữ khi mang thai cần hết sức lưu ý đến sức khoẻ của mình để kịp thời phát hiện cũng như tìm ra giải pháp tốt nhất để điều trị nếu không may mắc phải vấn đề gì. Chúc các chị em luôn giữ gìn sức khoẻ và có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ.