Skip to main content

Thông tin cần thiết về bệnh lý tuyến giáp

Bạn hoặc người thân của mình đang mắc một trong các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp? Bạn đang cần tìm kiếm các thông tin cần thiết về bệnh lý tuyến giáp? Vậy thì không nên bỏ qua bài viết này. Dưới đây là tổng hợp các thông tin cơ bản để bạn có thể hiểu đúng về căn bệnh tuyến giáp!

Tìm hiểu về bệnh lý tuyến giáp? Cách chẩn đoán bệnh tuyến giáp

Hiện nay, bệnh lý tuyến giáp là loại bệnh tương đối phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu đúng về nó thì nhiều người bệnh lại bỏ qua những thông tin cần thiết sau đây:

Bệnh lý tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ (nằm trước khí quản), có chức năng tiết, dự trữ và giải phóng hai hormone T3 (Tri-iodo-thyronine) và T4 (Thyroxine) và . Chính vì vậy, việc tiết nhiều hoặc ít hormone đều có thể gây ra việc rối loạn tuyến giáp. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp.

Vị trí của tuyến giáp

Vậy hậu quả của việc mắc các bệnh lý tuyến giáp là gì? Tuỳ vào loại bệnh lý và mức độ mà người bệnh sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, tuyến giáp là tuyến nội tiết vô cùng quan trọng của cơ thể, giữ vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa và phát triển. Vì vậy, bất kỳ bất thường nào của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới người bệnh.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ giới tính nam nữ người mắc các bệnh lý tuyến giáp là rất khác biệt. Số liệu chỉ ra rằng cứ 1 bệnh nhân nam thì có đến 8 bệnh nhân nữ. Điều này có thể cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với nam giới. Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá khi Việt Nam ghi nhận ca mắc bệnh chỉ mới 8 tuổi. Do đó, nếu bạn còn đang rất bình thản về căn bệnh này thì hãy suy nghĩ lại ngay.

Cách chẩn đoán sớm bệnh lý tuyến giáp

Nền y học ngày càng phát triển. Vì vậy, việc có những phương pháp để mọi người có thể phát hiện ra nguy cơ mình mắc bệnh lý tuyến giáp không còn khó khăn. Để chẩn đoán bệnh chúng ta có thể lựa chọn một trong ba cách:

  • Phán đoán dựa vào các triệu chứng bệnh. Với bệnh lý tuyến giáp, người mắc bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Ví dụ như: tuyến giáo có thể sưng đau, cơ thể mệt mỏi, sút cân không rõ lý do,.. Tuy nhiên, việc dựa vào phương thức này đôi khi chưa chính xác do bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác.
  • Khám lâm sàng. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra mắt, nhiệt độ cơ thể, sự di chuyển của tuyến giáp ở vùng cổ khi nuốt,.. Mặc dù, phương thức thăm khám có sự can thiệp trực tiếp của bác sĩ nhưng dựa vào đây cũng chưa thể chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Thực hiện xét nghiệm. Bác sĩ sẽ yêu cầu người nghi mắc bệnh tiến hành xét nghiệm máu, siêu âm và xạ hình tuyến giáp. Với các trường hợp, thai phụ thăm khám thì sẽ không thực hiện xạ hình để đảm bảo an toàn.

3 phương pháp trên với mức độ chẩn đoán chính xác tăng dần. Do đó, nhiều người sẽ lựa chọn phương thức thứ 3. Tuy nhiên, để đem lại kết quả tốt nhất bạn có thể kết hợp cả ba cách trên.

Chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp

Tổng hợp 4 hội chứng bệnh lý tuyến giáp phổ biến

Có thể hiểu đơn giản, chính việc rối loạn (tiết nhiều hoặc ít) lượng hormone cần thiết, mà chúng ta có thể mắc các bệnh lý tuyến giáp khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là 4 bệnh lý: suy giáp, cường giáp, viêm giáp và nhân giáp. Mỗi loại bệnh lại có nguyên nhân và những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

Bệnh suy giáp

Đây là bệnh lý tuyến giáp tiết thiếu hormone Thyroxine. Do đó, ảnh hưởng đến chức năng quan trọng của tuyến giáp: kiểm soát quá trình trao đổi chất. Vì vậy, đây là bệnh lý rất nguy hiểm. Trong các tình huống xấu không điều trị hoặc điều trị muộn có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Một số nguyên nhân dẫn đến suy giáp:

– Do bẩm sinh

– Do cơ thể trong quá trình phát triển, tuyến giáp bị teo đi hoặc tự thiết lập cơ chế phá huỷ tự miễn dịch dẫn đến suy giáp.

– Ảnh hưởng từ việc điều trị, di chứng từ bệnh khác. Ví dụ biến chứng từ việc điều trị cường giáp sau phẫu thuật hoặc trải qua quá trình hoá trị.

Dấu hiệu của bệnh lý suy giáp:

Dấu hiệu của bệnh suy giáp

Có thể thấy, dấu hiệu của bệnh suy giáp khá giống với nhiều triệu chứng bệnh khác. Chính vì vậy, nhiều người bệnh tương đối chủ quan không thực hiện kiểm tra chi tiết. Khi đến khi phát hiện thì tình trạng nguy hiểm ở giai đoạn khó chữa trị.

Để điều trị chứng suy giáp, bệnh nhân cần phải kiên trì uống thuốc và làm theo các chỉ định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ bình phục, song cũng có bệnh nhân sẽ phải điều trị kéo dài suốt đời.

Bệnh cường giáp

Đây là căn bệnh trái ngược với suy giáp. Người mắc cường giáp là do tuyến giáp tiết quá nhiều hormon T3 và T4.

So sánh người bị cường giáp và người khoẻ mạnh

Một số nguyên nhân dẫn đến cường giáp:

– Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cường giáp là do bệnh Basedow. Tuyến giáp của người mắc bệnh Basedow sẽ bị tấn công. Hậu quả của quá trình mắc bệnh dẫn đến cường giáp.

– Bên cạnh đó, các bệnh khác như: bướu tuyến giáp, u tuyến, viêm tuyến giáp hay u tuyến yên cũng là nguyên nhân của bệnh cường giáp.

– Ngoài ra, căn bệnh này cũng đến khi bạn sử dụng quá nhiều iot trong khẩu phần ăn của mình.

Triệu chứng của bệnh cường giáp:

Với triệu chứng mức độ nhẹ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng: cổ sưng to bất thường. sụt cân có thể bị tiêu chảy thường xuyên, nhịp tim tăng, thường xuyên hồi hộp đau ngực khó thở. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể tăng cao kéo theo việc ra mồ hôi, khó ngủ. Tính tình khó kiểm soát dễ cáu gắt.Với tình trạng nặng hơn, bạn có thể đau nhức cơ bắp xương. luôn cảm thấy căng thẳng khó chịu.

Nếu không thực hiện điều trị sớm, người bệnh dẫn dễ gặp các biến chứng cho các bộ phận liên quan:

– Tim: nhịp tim rối loạn, dễ co giật

– Mắt: Sưng, đỏ biểu hiện lồi ra bên ngoài

– Da: sưng, đỏ mặc dù ít gặp

Viêm giáp là gì?

Khi tuyến giáp của bạn bị các vật thể lạ tấn công có thể dẫn đến viêm gây sưng tuyến giáp vùng cổ.

Điều trị viêm giáp để không gây nguy hiểm đến sức khoẻ

Những loại viêm tuyến giáp:

– Loại 1: Viêm tuyến giáp không đau. Nguyên nhân có thể do nhiễm độc hoặc sau khi bị suy giáp

– Loại 2: Viêm tuyến giáp cấp tính do nhiễm .

– Loại 3: Viêm tuyến giáp sau sinh của phụ nữ sau khi sinh

– Loại 4: Viêm tuyến giáp do thuốc và bức xạ.

Ngoài ra còn nhiều loại viêm tuyến giáp khác.Tuỳ vào các loại viêm khác nhau, người bệnh có thể cảm thấy đau buốt vùng cổ. Trong các trường hợp viêm tuyến giáp không đau, cơ thể có thể mệt mỏi, sụt cân và khó chịu.

Nhân giáp là gì?

Nhân giáp là loại bệnh khi tuyến giáp xuất hiện các khối u (lành tính hoặc ác tính).  Và để xác định mức độ nguy hiểm của khối u, người nghi mắc bệnh cần thực hiện siêu âm hoạc chọc hút tế bào theo chỉ thị của bác sĩ.

Trong trường hợp, khối u lành tính, người bệnh có thể chỉ cần điều trị bằng thuốc để giảm kích thước nhân giáp. Tuy nhiên, nếu là khối u ác tính (ung thư) thì cần thực hiện phẫu thuật hoặc điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Cách điều trị bệnh lý tuyến giáp

Tuỳ thuộc vào các bệnh lý tuyến giáp cũng như mức độ nguy hiểm để người bệnh có thể lựa chọn các cách điều trị phù hợp. Nhưng nhìn chung, người bệnh có thể cân nhắc một trong 2 phương thức sau:

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Hầu hết người mắc bệnh lý tuyến giáp lựa chọn phương thức này để chữa bệnh. Ở những giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc để khống chế việc rối loạn hormon của tuyến giáp. Nếu tình hình bệnh không được kiểm soát, tình trạng bệnh nguy hiểm hoặc muốn triệt để bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật.

Tuy nhiên, việc điều trị bằng phương pháp này tương đối tốn kém. Mà đôi khi có thể để lại biến chứng sau này. Vì vậy, người bệnh cần nghe theo những tư vấn kỹ càng từ bác sĩ trước khi lựa chọn phương thức này.

Sử dụng bài thuốc đông y

Theo các kết quả nghiên cứu và thực tế về các phương pháp đông y trong việc điều trị bệnh lý tuyến giáp đem đến hiệu quả bất ngờ. Vì vậy, nhiều người bệnh đã lựa chọn đây phương pháp điều trị chính. Với các bài thuốc ….

Trên đây, là tổng hợp các thông tin quan trọng về bệnh lý tuyến giáp. Hy vọng qua bài viết này, chúng ta có thể hiểu hơn về căn bệnh. Và trong các trường hợp mắc bệnh có thể bình tĩnh tìm kiếm các phương pháp điều trị phù hợp.

Bình luận (0)