Chúng ta thường xuyên nghe về tuyến giáp, mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp nhưng ít ai biết tuyến giáp là gì, tuyến giáp nằm ở đâu và chúng có chức năng gì cho cơ thể, hay các bệnh lý tuyến giáp hay gặp là gì? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Tuyến giáp là gì? Tuyến giáp nằm ở đâu?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, giữ nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của con người. Vậy tuyến giáp nằm ở đâu trên cơ thể con người?
Theo bản đồ y khoa, tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1, có hình dạng giống con bướm; phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Trọng lượng tuyến giáp khoảng 10-20 gram, cấu tạo gồm 2 thùy phải và thùy trái và 1 eo tuyến nối 2 thùy lại với nhau.
Hình ảnh vị trí của tuyến giáp trong cơ thể con người
Do kích tố của tuyến giáp chủ yếu là chất tyrosine được hình thành từ tyrosin và iot nên tuyến giáp sẽ đảm nhiệm những vai trò quan trọng như:
- Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
- Tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, kích thích sự sinh trưởng phát dục.
- Tác động đến sự phát triển và hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa.
- Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
- Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.
- Ngoài ra, tuyến giáp còn đóng vai trò điều tiết lượng photpho và canxi trong máu, luôn duy trì nồng độ 1%.
2. Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp
Sau khi biết tuyến giáp là gì và tuyến giáp nằm ở đâu, bạn nên tìm hiểu thêm những biểu hiện đặc trưng của một số bệnh lý tuyến giáp, để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Sau đây là một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp:
2.1 Hạch tuyến giáp
Trong số tất cả các vấn đề về tuyến giáp, hạch tuyến giáp thường vô hại và không đau, có thể sờ hoặc nhìn thấy hạch trên cổ. Các hạch này có thể chèn ép thực quản hoặc khí quản dẫn đến khó thở và khó nuốt.
Đôi khi các hạch tuyến giáp có thể tạo ra các hóc môn dẫn đến các triệu chứng cường giáp như: sụt cân, lo lắng, nhịp tim nhanh… Tuy nhiên, tỷ lệ hạch tuyến giáp biến chứng và phát triển thành ác tính là khá nhỏ.
2.2 Bướu giáp đơn thuần
Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở tuyến giáp, biểu hiện thành một khối lớn bên dưới cổ. Các triệu chứng của bướu giáp bao gồm: sưng to có thể nhìn thấy rõ ở vùng đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước bướu cổ quá lớn có thể gây ra các biến chứng như: khó thở và khó nuốt, ho nhiều và khàn tiếng.
2.3 Bệnh cường giáp do tăng sản xuất hóc môn giáp
Các biểu hiện thường gặp của bệnh cường giáp như: tăng thân nhiệt, giảm cân nhanh chóng, khó ngủ, da nóng và ẩm, sợ nóng, tăng tiết mồ hôi, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, dễ cáu gắt, khó tập trung… Đặc biệt có thể sờ thấy tuyến giáp đang to ra.
2.4 Bệnh suy giáp do tuyến giáp giảm bài tiết 2 hóc môn T3 và T4
Bệnh suy giáp biểu hiện thường gặp như: cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân, tiểu ít, táo bón, cơ thể chậm chạp, giảm trí nhớ, khả năng tư duy kém, nhịp tim giảm, huyết áp thấp, chức năng sinh dục suy giảm…
2.5 Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có thể nói là căn bệnh đáng sợ nhất của tuyến giáp. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh. Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, khi phát triển đến các giai đoạn sau, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như: sưng hạch bạch huyết ở cổ và gây đau, khàn giọng, khó thở cũng như khó nuốt.
Hình ảnh khối u ở tuyến giáp
Như vậy, ngoài việc biết tuyến giáp nằm ở đâu, chức năng của tuyến giáp là gì, bạn nên ghi nhớ những triệu chứng bệnh lý về tuyến giáp để có những biện pháp chữa trị kịp thời, tránh trường hợp phát hiện bệnh muộn, có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bạn nghi ngờ cơ quan tuyến giáp của mình không ổn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Các bác sĩ sẽ cho bạn biết tuyến giáp nằm ở đâu và tư vấn cách điều trị chính xác. Bên cạnh việc điều trị các phương pháp y tế, bạn cũng cần thay đổi lối sống khoa học hơn để tuyến giáp luôn khỏe mạnh.
3. Những thực phẩm hỗ trợ cân bằng hóc môn tuyến giáp
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về tuyến giáp bắt nguồn từ chính chế độ dinh dưỡng nghèo nàn của bạn. Để giữ hệ thống báo hiệu tuyến giáp tốt nhất, bạn cần bổ sung nhiều các loại thực phẩm sau:
- I-ốt: I-ốt chính là một khối xây dựng rất quan trọng trong hóc môn tuyến giáp. Nạn nên bổ sung muối hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt như: hải sản, các loại rau xanh đậm. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ i-ốt quá mức sẽ gây phản tác dụng và cản trở hoạt động của tuyến giáp.
- Cá hồi: loại hải sản rất tốt để hỗ trợ tăng cường chuyển hóa. Trong cá hồi có chứa axit béo omega-3, giúp tăng cường các thuộc tính chống viêm, ngoài ra còn giúp giảm cân hiệu quả.
- Dầu oliu: chứa các chất chống oxy hóa mạnh, có thể ngăn ngừa nhiều bệnh như ung thư, loãng xương và làm tăng serotonin trong máu.
- Nghệ: là thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của tuyến giáp nhờ có hoạt chất curcumin. Nó có tác dụng kháng viêm, làm giảm các rối loạn liên quan đến tâm lý như lo âu và trầm cảm do bệnh suy giáp hoặc cường giáp gây ra.
- Gừng: giúp giảm đau khi mắc các bệnh mãn tính và giảm nguy cơ bệnh lý do tuyến giáp suy yếu hay tim mạch hoạt động kém.
Nên sử dụng những thực phẩm tốt cho tuyến giáp
Trên đây là những thông tin chi tiết về tuyến giáp là gì, tuyến giáp nằm ở đâu, các bệnh lý thường gặp của tuyến giáp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và người thân trong quá trình phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh.