Skip to main content

U tuyến giáp ác tính và phương pháp điều trị

U tuyến giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp là bệnh tuyến giáp chiếm tỷ lệ 5-7% trong tổng số bệnh u giáp; bệnh gây ra nhiều tác hại xấu đến sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây.

Trước tiên, u tuyến giáp ác tính có 4 dạng chính là: 

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú
  • Ung thư tuyến giáp thể nang
  • Ung thư tuyến giáp thể tuỷ
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá

Khi mắc ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá là dạng nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong cao, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ di căn đến gan, tim, phổi, xương gây nguy hiểm tính mạng. 

1. Nguyên nhân gây u tuyến giáp ác tính

Sự bất thường của tế bào trong quá trình phân chia, sinh ra các tế bào dị vật. Một số các yếu tố gây ra tình trạng này là:

  • Rối loạn chức năng miễn dịch, cơ thể bị xâm nhập bởi virus, vi khuẩn… Hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh tuyến giáp như viêm, ung thư.
  • Người mắc các bệnh giáp lành tính như bướu tuyến giáp, cường giáp, suy giáp, suy giảm hormone tuyến giáp… Nếu không được điều trị sớm dẫn đến ung thư.
  • Các chất phóng xạ ảnh hưởng lên các tế bào tuyến giáp, gây tác động lên quá trình phân chia sinh ra khối u ác tính.
  • Chế độ ăn uống thiếu hụt iod làm ảnh hưởng chức năng sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp thể tủy và thể không biệt hóa.
  • Những người phụ nữ trong độ tuổi 30 – 50 có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.

2. Dấu hiệu u tuyến giáp ác tính

  • Xuất hiện một khối u ở cổ, to dần lên nhanh chóng. U di động theo nhịp thở, gây ra hiện tượng đau cơ ở vùng lân cận.
  • Sờ có hạch lớn nổi ở vùng cổ
  • Khó nuốt, nuốt vướng, nuốt đau do khối u chèn ép.
  • Da cổ thâm sẫm màu, chảy máu hoặc sùi loét.
  • Người bệnh khàn tiếng trong thời gian dài, một số trường hợp mất tiếng hoàn toàn.
  • Triệu chứng ho mãn tính, không kèm sốt, đờm

3. Phương pháp điều trị u tuyến giáp ác tính

  • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần tuyến giáp nhằm loại bỏ khối u.
  • Dùng thuốc levothyroxine hormone – cung cấp các nội tiết tố tuyến giáp bị thiếu hụt. Đồng thời, ngăn chặn sự sản xuất hormone kích thích tuyến giáp TSH trong tuyến yên sau phẫu thuật.
  • Điều trị xạ trị bằng I-131 nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.
  • Điều trị xạ trị bằng tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị hóa trị bằng cách truyền hóa chất vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này thường có nhiều tác dụng phụ, ít được chỉ định 

U tuyến giáp ác tính gây nhiều tác hại tới sức khoẻ con người, bởi vậy cần điều trị dứt điểm một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. 

Bình luận (0)