Skip to main content

Vì sao stress kéo dài lại gây cường giáp?

Stress đơn thuần là vấn đề sức khỏe tinh thần nhưng khi kéo dài lại gây ảnh hưởng nhiều tới cơ thể, thậm chí gây ra bệnh. Đặc biệt những đối tượng bị stress kéo dài có thể gây cường giáp hoặc bệnh tuyến giáp tiến triển nặng. Cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung về bệnh cường giáp

Theo bác sĩ, cường giáp thuộc nhóm bệnh gây ra từ sự gia tăng nồng độ hormone của tuyến giáp (bao gồm thyroxin và triiodothyronine). Do đó, khi mắc bệnh, cơ thể bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng liên quan đến sự tăng chuyển hóa quá mức và tăng hoạt động của các hệ cơ quan, chẳng hạn như sụt cân nhiều, tim đập nhanh. Ngoài ra, tình trạng stress kéo dài có thể gây cường giáp và tác động đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể với những biểu hiện như:

  • Tính khí thay đổi: bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, yếu ớt, không muốn bê/vác vật nặng và lười vận động. Bên cạnh đó, tình trạng stress kéo dài có thể gây cường giáp. 
  • Run tay: tình trạng này ngày một trở nặng với tần số nhanh và bệnh nhân khó có thể kiểm soát được.
  • Sụt cân: mặc dù bệnh nhân vẫn ăn uống theo chế độ bình thường nhưng cân nặng vẫn giảm liên tục một cách nhanh chóng.
  • Tiêu chảy: do sự gia tăng của nhu động ruột mà bệnh nhân thường xuyên bị tiêu chảy.
  • Rối loạn giấc ngủ: người bệnh thường xuyên cảm thấy khó ngủ, ngủ không liền giấc, giấc ngủ ngắn, chất lượng giấc ngủ kém.
  • Bướu cổ: tuyến giáp có biểu hiện phì đại với kích thước ngày một lớn hơn khiến cho vùng cổ to hơn. 

Vì sao stress kéo dài gây ra cường giáp?

Theo bác sĩ chia sẻ, một số trường hợp bệnh nhân bị bệnh xuất phát từ những vấn đề sức khỏe tinh thần như tâm lý căng thẳng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến những đối tượng như người lao động thường xuyên chịu áp lực, người lao động xa quê ở những vùng sâu vùng xa, người hay suy nghĩ nhiều,… dễ mắc bệnh tuyến giáp.

Khi con người đối diện với tình trạng stress kéo dài sẽ khiến cho chức năng tuyến giáp bị ảnh hưởng và rối loạn. Chính vì thế, căng thẳng cũng là một trong những yếu tố khiến cơ thể tăng cân hoặc béo phì. Sự suy giảm chức năng của tuyến giáp khi cơ thể đối diện với căng thẳng sẽ khiến cho hàm lượng hormon T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) giảm đi. Bên cạnh đó, quá trình chuyển hóa hormon T4 thành T3 có thể bị gián đoạn và khiến cho hàm lượng hormon T4 tăng cao, dẫn đến cường giáp.

Theo bác sĩ, stress cũng là yếu tố gây ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng của tuyến giáp thông qua tuyến thượng thận (tuyến nội tiết phía trên của quả thận). Khi cơ thể đối diện với căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ giải phóng một lượng chất Cortisol nhằm chống viêm và gây ức chế stress. Tuy nhiên, sự gia tăng Glucocorticoid và Cortisol do tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm rối loạn hoạt động của tuyến giáp. 

Nếu tình trạng căn thẳng được giải quyết, chức năng của tuyến giáp sẽ hoạt động bình thường và cân bằng nồng độ của các hormone. Ngược lại, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến cho tình trạng bệnh cường giáp nặng nề hơn. Đặc biệt, với những trường hợp bị cường giáp do áp lực, stress kéo dài thì việc chẩn đoán và đánh giá bệnh thường gặp nhiều khó khăn. 

Bạn thấy đó, sức khoẻ tinh thần cũng vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người nói chung. Cố gắng giữ cân bằng và cải thiện thế giới quan, tâm lý cá nhân để không mắc phải những bệnh lý không đáng có bạn nhé.

Bình luận (0)